Hong Can   September 23, 2020

Quần Jean ngày nay đã quá đỗi quen thuộc với chúng ta. Quần Jean là trang phục ưa thích, thể hiện phong cách thời trang đa dạng dành cho mọi người, mọi tầng lớp xã hội. Nhưng bạn có biết chiếc quần Jean thông dụng này có nguồn gốc ra đời như thế nào không?

Quần jean ngày nay đã có tuổi đời hơn 100 năm và “ra đời” tại một mỏ vàng ở San Fransisco.

Câu chuyện về nguồn gốc của chiếc quần Jean.

Câu chuyện về nguồn gốc của chiếc quần Jean. Nguồn ảnh: Internet

Nghe thì có vẻ kỳ lạ và hơi vô lý nhưng đó là sự thật đó bạn.

Levi Strauss người được coi là cha đẻ của quần Jean, ông sinh ngày 26 tháng 2 năm 1829 trong một gia đình nghèo khó thuộc Buttenheim, Đức. Năm 1847, khi cha qua đời Levi tròn 18 tuổi, ông đã cùng mẹ và 2 chị em gái sang Mỹ định cư. Ba năm sau đó, cũng giống như các gia đình nghèo khổ khác ở đây Levi đã dời cư đến mỏ vàng San Fransisco, California nhưng ông đến đây không phải là để đào vàng mà để bán quần áo.

Một ngày nọ khi vô tình nghe được lời than phiền của một người thợ rằng anh ấy không có một chiếc quần nào được làm từ loại vải đủ bền và lâu rách phù hợp với công việc vất vả trong mỏ. Strauss đã nảy ra ý tưởng lấy các tấm vải dựng lều may lên những chiếc quần Jean đầu tiên và nhuộm xanh chúng. Đây đúng là chiếc quần mà những người thợ mỏ cần. Chỉ trong một ngày, Levi đã bán hết toàn bộ những chiếc quần mà ông đã làm ra.

Quần Jean có ưu thế vượt trội là rất dày và bền. Chính vì thế nó đòi hỏi đường chỉ may cũng phải thật chắc chắn. Levi phải dùng loại chỉ tốt nhất và may 2 đường song song. Bạn có thế nhìn thấy chiếc quần Jean ngày nay sử dụng đinh tán giúp quần vừa chắc bền lại rất thời trang. Nhưng Strauss không phải là người phát minh ra kiểu quần đinh tán này, Jacob David mới là người đã nghĩ ra ý tưởng đó. Jacod là một thợ may và cũng là khách hàng thường xuyên của Strauss. Jacod đã nghĩ ra cách đóng đinh tán vào quần để giúp quần trở nên bền và sử dụng được lâu dài hơn. Nhưng ông không có đủ kinh phí để đăng ký phát minh sáng chế với mức phí 68 USD là con số khá lớn thời bấy giờ. Chính vì vậy mà ông đã gặp Levid Strauss để đề nghị hợp tác.

Quần Jean sử dụng đinh tán

Quần Jean sử dụng đinh tán. Nguồn ảnh: Internet

Ngày 20 tháng 5 năm 1873, cả hai đã nhận được bằng sáng chế cho chiếc quần Jean đóng bằng đinh tán. Và bắt đầu sản xuất chúng hàng loạt với số lượng lớn. Không chỉ phổ biến với thợ đào vàng, công nhân ngành nghề khác không ai là không sắm cho mình 1-2 chiếc quần Jean. Từ đó cùng với quần Jean, Levi Strauss đã trở nên rất nổi tiếng. Ngày 20 tháng 5 năm 1873 cũng được coi là ngày “sinh nhật” của quần Jean xanh.

Sau đó, Levi đã mở xưởng may lớn đầu tiên ở San Francisco và để Jacod điều hành xưởng may đó. Trong năm đầu tiên hoạt động, xưởng may đã hoạt động hết công suất mà không cung cấp đủ hàng cho thị trường.

>>> Xem thêm: Biến lá dứa thành sợi may quần áo và các mặt hàng thời trang

Những chiếc quần Jean đầu tiên dành cho nữ giới

Vào những năm 1930, nhiều phụ nữ đã mua và mặc quần Jean của nam giới mẫu Levi’s 501® vì nó phù hợp với công việc vất vả của phụ nữ làm việc ở trang trại. Nhìn thấy được điều này vào năm 1934, Lady Lavid’s® hay mẫu quần Lavid’s 700 – thiết kế dành riêng cho nữ giới ra đời mang đến sự tự do phóng khoáng tương tự như trong các thiết kế dành cho nam.

Quần Jean dành cho nữ giới

Quần Jean dành cho nữ giới. Nguồn ảnh: Internet

>>> Xem thêm: Top 10 thương hiệu thời trang bán chạy nhất thế giới năm 2020

Ý thức sớm về thương hiệu

Để tạo sự khác biệt giữa quần Jean Levi’s và các hãng Jean khác ra đời sau, Levi Strauss đã nghĩ đến việc tạo ra mác ấn tượng. Mác là miếng da in logo hình 2 con ngựa kéo trên đai quần khác biệt với các loại quần Jean khác trên thị trường.

Mác quần in logo 2 con ngựa kéo của Levi Strauss

Mác quần in logo 2 con ngựa kéo của Levi Strauss. Nguồn ảnh: Internet

Levi Strauss được tôn vinh là ông tổ của quần Jean và cũng nhờ những chiếc quần Jean này mà Levi Strauss đã trở thành triệu phú vào thời kỳ đầu của thế kỷ 20.

>>> Xem thêm: Quản đốc phân xưởng là ai? Quản đốc xưởng may đảm nhận những công việc gì?

Liên hệ đơn vị tư vấn tuyển dụng nhân sự cấp cao trong ngành dệt may, da giày và túi xách

Với đội ngũ chuyên viên được đào tạo chuyên nghiệp, hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực ngành nghề có thể thực hiện tốt các dịch vụ tư vấn của Advisewise, đặc biệt là dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp Trung/ Cao chuyên biệt trong ngành may, sẽ giúp ứng viên có cơ hội đến gần hơn với những vị trí tuyển dụng hấp dẫn như: R&D Manager, QA QC, Merchandiser, Quản lý sản xuất,  Fashion Designer, Pattern Marking …

Nếu bạn là ứng viên, bạn đang mong muốn có một công việc tốt hơn, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Advisewise Consulting Group 

Địa chỉ: Tầng 14, Tòa nhà Nam Cường, Km4 đường Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội 

Hotline: 024- 3204 7050/ 024- 3204 7051

Email: contact@advisewise.com.vn

Website: https://www.advisewise.com.vn

Fanpage: AdvisewiseFanpage