Hong Can   November 18, 2019

Là một trong những khâu quan trọng nhất trong quy trình sản xuất hàng dệt may, Pattern Making đòi hỏi độ chính xác cao về mặt kỹ thuật, “độ nhạy” trong các chi tiết thiết kế và kiến thức thực tế trong ngành dệt may. Chức năng của Pattern Making là cầu nối giữa thiết kế và sản phẩm. Cùng tìm hiểu về ứng dụng Pattern Making trong công nghiệp dệt may trong bài viết dưới đây.

1. Pattern Making trong công nghiệp dệt may

Pattern Making là những mẫu rập chuẩn thiết kế về kích thước số đo mà từ đó các phần của quần áo như cổ áo, tay, thân áo… được truy xuất hay vẽ lên vải, sau đó vải được cắt và may ráp lại thành sản phẩm.

Những mẫu rập này thường được làm bằng bìa cứng để có thể sử dụng được nhiều lần.

Pattern Making là mẫu rập thường được làm bằng bìa cứng để có thể sử dụng nhiều lần

Pattern Making là mẫu rập thường được làm bằng bìa cứng để có thể sử dụng nhiều lần. Nguồn ảnh: sewport

Các xưởng công nghiệp dệt may thường sản xuất một lượng hàng rất lớn với nhiều nhân công làm việc. Ở đây, để tiết kiệm thời gian và công sức những miếng vải sẽ không cắt lẻ mà sẽ được xếp chồng lên nhau và dùng máy cắt công nghiệp. Bộ phận xử lý ở những xưởng may lớn như vậy sẽ thêm khâu kiểm soát để sao cho mẫu rập đặt trên lớp vải dầy cắt ra dư thừa và sai sót là tối thiểu nhất.

Pattern Making trong công nghiệp dệt may.

Pattern Making trong công nghiệp dệt may. Nguồn ảnh: the wall street journal

>>> Xem thêm: Công việc Pattern Making – Thuận lợi và khó khăn

2. Một số phương pháp Pattern Making trong công nghiệp dệt may

Pattern Making gồm 3 phương pháp chính

  1. Drafting – phác thảo mẫu
  2. Draping or 3D pattern making technique – kỹ thuật rập 3D
  3. Flat paper pattern making – kỹ thuật rập phẳng 2D

Phương pháp phác thảo mẫu

Chủ yếu dựa trên các phép đo thực hiện trên người thật, trang phục hoặc ma-nơ-canh. Để hoàn thành mẫu pattern bằng phương pháp phác thảo mẫu, các phép đo được thực hiện trên vai, eo, hông… sau đó được đánh dấu và vẽ trên giấy. Phác thảo được sử dụng để tạo ra các mẫu rập cơ bản (các chi tiết thiết kế có số lượng tối thiểu và đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được các thông số kích thước cơ bản của trang phục).

Kỹ thuật tạo rập 3D

Một số mẫu thiết kế không thể thực hiện tạo mẫu rập 2D – thiết kế rập phẳng (Drafting, Flat) mà phải cần sử dụng đến kỹ thuật 3D để thực hiện.

Tạo mẫu rập bằng kỹ thuật 3D.

Tạo mẫu rập bằng kỹ thuật 3D. Nguồn ảnh: ifmparis.fr

Tạo rập 3D là phương pháp thiết kế mẫu bằng việc ốp vải mộc và ghim trên madocanh. Với phương pháp này, mẫu trang phục sẽ được định hình 3D để nắm bắt kích thước, tỷ lệ và các chi tiết một cách chính xác. Phương pháp tạo rập 3D cũng giúp các nhà thiết kế tự do sáng tạo hơn.

Phương pháp này giúp tính được độ cứng hay rủ của vải, các chi tiết nếp gấp… làm nên kiểu dáng hoàn chỉnh nhất của sản phẩm.

Flat paper pattern making

Phương pháp mẫu rập phẳng là kỹ thuật phát triển các kiểu mẫu rập theo phong cách đa dạng khác nhau bằng cách tạo các thay đổi trên mẫu rập cơ bản như rã rập, xoay rập…

3. Một số kỹ năng mà nhà tuyển dụng khu công nghiệp dệt may lớn thường yêu cầu ở ứng viên Pattern Maker

  • Đọc bản vẽ thiết kế, tạo rập và cắt rập.
  • Đưa ra lời khuyên về các loại vải phù hợp
  • Có kiến thức, hiểu biết về các phần mềm cắt rập, nhảy size.
  • Thiết kế, phát triển mẫu rập và thực hiện điều chỉnh, nhảy size để sản xuất sản phẩm với số lượng lớn.
  • Giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến rập trong quá trình tạo mẫu và sản xuất sản phẩm với số lượng lớn.
  • Có kiến thức và thực hành các ứng dụng đồ họa trên mẫu rập giấy.
  • Phối hợp, làm việc chặt chẽ với các bộ phận liên quan như Designers, Pattern cutters, Merchadisers hay Buyers… để đảm bảo mẫu được sản xuất đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng.

 

4. Liên hệ đơn vị tư vấn việc làm Pattern Making

Với đội ngũ chuyên viên được đào tạo chuyên nghiệp, hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực ngành nghề có thể thực hiện tốt các dịch vụ tư vấn của Advisewise, đặc biệt là dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp Trung/Cao, sẽ giúp ứng viên có cơ hội đến gần hơn với những vị trí tuyển dụng hấp dẫn như: Merchandiser, Quản lý sản xuất, QA/QC, Designer, Pattern Marking, …

Nếu bạn là ứng viên, bạn đang mong muốn có một công việc tốt hơn, đừng ngần ngại và hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Advisewise Consulting Group

Địa chỉ: Tầng 14, Tòa nhà Nam Cường, Km4  đường Tố Hữu, Q.Hà Đông, TP Hà Nội.

Hotline: 024 3204 7050

Email: contact@advisewise.com.vn

Website: https://www.advisewise.com.vn/

Fanpage: AdvisewiseFanpage