Hong Can   May 4, 2020

Pha màu nhuộm cho các sản phẩm may mặc không đơn giản như bạn vẽ một bức tranh. Màu sắc thành phẩm cuối cùng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Màu sắc hoa văn trên mặt vải sẽ thay đổi hay phụ thuộc vào cấu trúc sợi dệt bao gồm sợi dọc và sợi ngang được đan xen kẽ chắc chắn, độ phai cũng như các kỹ thuật Washing áp dụng… Chính vì thế ngoài các kiến thức về pha màu, bạn cũng cần phải có kiến thức về hóa học, hiểu biết về dệt may thời trang hay tính toán được những sự thay đổi trong quá trình dệt & sản xuất để có thể có được kết quả cuối cùng đạt màu sắc sản phẩm như mong muốn. 

Bài viết này sẽ giới thiệu giúp bạn hình dung được một kỹ thuật viên pha màu ngành dệt may cần những kỹ năng, kiến thức gì và công việc hàng ngày cần thực hiện là gì nhé!

Công việc của kỹ thuật viên pha màu ngành dệt may

Công việc của kỹ thuật viên pha màu ngành dệt may. Nguồn ảnh: Trend Table.

Yêu cầu về kỹ năng và kiến thức của một kỹ thuật viên pha màu ngành dệt may

  • Có kiến thức nền tảng tốt về hóa học bao gồm sử dụng và xử lý hóa chất an toàn, các kỹ thuật nhuộm, pha màu…
  • Có kiến thức nền tảng cơ bản về thiết kế và sản xuất hàng dệt may.
  • Cẩn trọng, kỹ lưỡng và chú ý đến các chi tiết
  • Có kiến thức về sản xuất và quy trình sản xuất
  • Khả năng vận hành và điều khiển thiết bị pha màu
  • Kỹ năng quan sát và ghi chép
  • Khả năng làm việc nhóm tốt 
  • Kỹ năng giao tiếp tốt
  • Có kiến thức về toán
  • Sử dụng tốt máy tính, các phần mềm liên quan đến kỹ thuật pha màu và nhuộm 

>>> Xem thêm:  Kiến thức cơ bản về Washing – Giặt công nghiệp hàng dệt may

Công việc hàng ngày của một kỹ thuật viên pha màu ngành dệt may

  • Phát triển các “công thức” hóa học để sản xuất màu sắc và thuốc nhuộm khác nhau
  • Làm việc với nhiệt độ chính xác phù hợp với các phương pháp nhuộm khác nhau
  • Thử nghiệm pha màu, thuốc nhuộm mẫu
  • Pha trộn màu các lô thuốc nhuộm sử dụng trong sản xuất hàng dệt may
  • Hoàn thiện hoặc đề nghị các phương pháp điều chỉnh màu
  • Lưu giữ hồ sơ quá trình và kết quả phát triển thuốc nhuộm 

Nơi làm việc

  • Bạn có thể làm việc trong xưởng hoặc trong phòng thí nghiệm.
  • Bạn cần được trang bị, mặc quần áo và thiết bị bảo hộ cần thiết để đảm bảo an toàn.
Kỹ thuật viên pha màu sẽ làm việc trong xưởng hoặc trong phòng thí nghiệm

Kỹ thuật viên pha màu sẽ làm việc trong xưởng hoặc trong phòng thí nghiệm. Nguồn ảnh: Pinterest

>>> Xem thêm:  QA QC trong Công nghiệp dệt may

Con đường phát triển sự nghiệp

Khi có kinh nghiệm và nắm chắc được các kiến thức công việc pha màu cũng như nhuộm trong ngành dệt may bạn sẽ có cơ hội phát triển nghề nghiệp lên cấp quản lý cùng lĩnh vực hoặc có thể chuyển sang nghiên cứu và phát triển, kiểm soát chất lượng hoặc quản lý sản xuất. Bạn cũng có thể chuyển sang mảng phát triển kinh doanh, hoạt động như một cầu nối giữa các nhà cung cấp thuốc nhuộm và công ty xưởng sản xuất dệt may. Ngoài ra, bạn còn có thể chuyển sang các lĩnh vực sản xuất khác cũng sử dụng công nghệ nhuộm như ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống.

Liên hệ đơn vị tư vấn tuyển dụng việc làm Kỹ thuật viên pha màu dệt may 

Với đội ngũ chuyên viên được đào tạo chuyên nghiệp, hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực ngành nghề có thể thực hiện tốt các dịch vụ tư vấn của Advisewise, đặc biệt là dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp Trung/Cao chuyên biệt trong ngành may, sẽ giúp ứng viên có cơ hội đến gần hơn với những vị trí tuyển dụng hấp dẫn như: Kỹ thuật viên pha màu, QA QC, Merchandiser, Quản lý sản xuất,  Fashion Designer, Pattern Marking …

Nếu bạn là ứng viên, bạn đang mong muốn có một công việc tốt hơn, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:

 

Advisewise Consulting Group

Địa chỉ: Tầng 14, Tòa nhà Nam Cường Building, Km4 đường Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội 

Hotline: 024 3204 7050

Email: contact@advisewise.com.vn

Website: https://www.advisewise.com.vn/

Fanpage: AdvisewiseFanpage