Hong Can   May 12, 2020

Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hậu quả nặng nề cho kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới. Theo đó một trong những ngành kinh tế chịu ảnh hưởng nhiều nhất đó chính là ngành Dệt may xuất khẩu. Các thị trường xuất khẩu chính của Dệt may Việt Nam như Mỹ và Châu Âu đang ở đỉnh dịch, sau giai đoạn đỉnh dịch tiếp đến sẽ là kiểm soát dập dịch và phục hồi kinh tế. Chính vì thế mà thời điểm nào Dệt may Việt Nam có thể phục hồi trở lại sau bão dịch Covid-19 hiện là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Ảnh hưởng dịch Covid-19 đến Dệt may, da giày Việt Nam

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết 100% doanh nghiệp Dệt may, da giày Việt bị ảnh hưởng bởi Dịch Covid-19 như: Cắt giảm nhân sự, kim ngạch xuất khẩu giảm do các thị trường nhập khẩu chủ lực như Mỹ và Châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, thiếu nguồn cung cấp nguyên phụ liệu do Trung Quốc- nhà cung ứng lớn nguyên phụ liệu cho chúng ta phải đóng cửa biên giới để dập dịch…

Covid-19 ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của Dệt may, Da giày Việt.

Covid-19 ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của Dệt may, Da giày Việt. Nguồn ảnh: moit.gov.vn

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, kim ngạch sản phẩm may xuất khẩu bị giảm khoảng 10% trong quý I.

Các doanh nghiệp dệt may Việt trong quý I chỉ hoạt động ở mức 30-70% công suất do thiếu đơn hàng trầm trọng. Hai thị trường chính của Dệt may là Mỹ và Châu Âu chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt vẫn đang phải gồng mình chống chọi với dịch Covid-19. Phần lớn các đối tác cắt giảm hoặc tạm dừng tất cả các đơn hàng đến hết tháng 4, có những đối tác thậm chí tạm ngừng nhận đơn đến hết tháng 6.

Với giả thiết nếu dịch được kiểm soát và kết thúc vào tháng 6, thì theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết ngành Dệt may sẽ thiệt hại 12.000 tỷ đồng và sức cầu kéo theo giá có thể giảm tới 20%.

>>> Xem thêm: Khái quát về công nghiệp dệt may ở Việt Nam hiện nay

Dự báo thời điểm phục hồi tăng trưởng trở lại

Đại dịch Sars-CoV-2 đã gây ra những hậu quả nặng nề chưa từng có trong lịch sử thế giới. Kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng phải sẵn sàng ứng phó tốt cho nhiều kịch bản khác nhau để có thể dần phục hồi và sớm phát triển trở lại.

Với kịch bản tiêu cực: Mặc dù có nhiều nỗ lực ứng phó từ chính phủ các nước nhưng dịch không kiểm soát được đến hết quý III, thì dự báo cầu nhập khẩu dệt may thế giới giảm từ 15 – 25% so với năm 2019. Nhu cầu hàng hoá sản phẩm dệt may Xuân Hè qua đi, năm nay sẽ là năm thị trường ngành may mất mùa một vụ.

Với kịch bản tích cực là các nước trên thế giới có thể kiểm soát tốt được tình hình, đạt được kết quả tốt trong phòng, chống dịch và lệnh phong tỏa không còn bị kéo dài; Đỉnh dịch tại Châu Âu và Mỹ là cuối tháng 4 và đầu tháng 5, kết thúc khống chế dập được dịch vào tháng 6 thì kinh tế sẽ sớm phục hồi trở lại từ quý III. Với kịch bản lạc quan này, kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2020 sẽ đạt khoảng 35 tỷ USD, giảm 10% so với năm 2019.

>>> Xem thêm: VTG – Triển lãm Quốc tế về Máy Móc Thiết Bị Nguyên Phụ Liệu Dệt May Năm 2020

Doanh nghiệp nhạy bén “biến nguy thành cơ”

Trước những khó khăn thách thức chưa từng xảy ra mà Covid-19 đã gây ra cho ngành dệt may, thì trong hoàn cảnh đó sự nhạy bén, chuyển hướng sản xuất trong nghịch cảnh cũng tạo ra những cơ hội vô cùng lớn cho dệt may Việt Nam. Các doanh nghiệp dệt may Việt đã “biến nguy thành cơ” nhanh chóng chuyển hướng sang sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ phòng chống dịch và đẩy mạnh xuất khẩu trước nhu cầu rất lớn từ Mỹ và các nước EU.

Doanh nghiệp nhạy bén “biến nguy thành cơ” trong đại dịch Covid-19.

Doanh nghiệp nhạy bén “biến nguy thành cơ” trong đại dịch Covid-19. Nguồn ảnh: Plo.vn

Điển hình như Công ty May 10, theo ông Thân Đức Việt – Tổng giám đốc công ty cho biết trong tháng 4, Công ty đã có một đối tác lớn từ Mỹ đặt hàng 20 triệu khẩu trang vải. Ngoài ra còn có thêm nhiều đối tác khác đặt đơn hàng với Công ty may này: một đối tác đặt mua 400 triệu chiếc, hợp đồng được ký trong một năm, dự kiến giao hàng trong tháng 7-2020 với trị giá 52 triệu USD; tại Đức có một đối tác cũng đặt thêm 6 triệu khẩu trang y tế. Tổng các lô hàng này có thể mang lại 30% doanh thu cho công ty trong năm 2020.

Bộ Công Thương cho biết trong tháng 4, Công ty DuPont (Mỹ) đã đặt Doanh nghiệp dệt may Việt Nam sản xuất 450.000 bộ đồ bảo hộ để vận chuyển về Mỹ giải quyết nhu cầu khẩn cấp giúp các nhân viên y tế ứng phó với đại dịch Covid-19. Dự kiến trong cuối tháng 5 đầu tháng 6, Bộ Y tế và dịch vụ dân sinh Mỹ tiếp tục nhận thêm 2,25 triệu bộ và có thể tiếp tục đặt mua thêm 4,5 triệu bộ từ các DN dệt may Việt Nam.

Thu Hồng
Tổng hợp

Liên hệ đơn vị tư vấn tuyển dụng nhân sự cấp cao ngành may 

Với đội ngũ chuyên viên được đào tạo chuyên nghiệp, hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực ngành nghề có thể thực hiện tốt các dịch vụ tư vấn của Advisewise, đặc biệt là dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp Trung/Cao chuyên biệt trong ngành may, sẽ giúp ứng viên có cơ hội đến gần hơn với những vị trí tuyển dụng hấp dẫn như: Giám đốc nhà máy, QA QC, Merchandiser, Quản lý sản xuất,  Fashion Designer, Pattern Marking …

Nếu bạn là ứng viên, bạn đang mong muốn có một công việc tốt hơn, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:

 

Advisewise Consulting Group

Địa chỉ: Tầng 14, Tòa nhà Nam Cường Building, Km4 đường Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội 

Hotline: 024 3204 7050

Email: contact@advisewise.com.vn

Website: https://www.advisewise.com.vn/

Fanpage: AdvisewiseFanpage