Hong Can   November 24, 2020

Con người bắt đầu mặc quần áo cách đây 170.000 năm. Quần áo được làm từ da động vật sang vải sợi, nỉ và chuyển sang dệt sợi cách đây 27.000 năm. Từ thời tiền sử sơ khai đến thời kỳ hiện đại ngày nay phát triển thành một ngành công nghiệp hiện đại “Công nghiệp dệt may”. Những đổi mới về công nghệ đã giúp các nhà sản xuất hàng may mặc, thương hiệu thời trang và các nhà bán lẻ hướng tới hoạt động sản xuất kinh doanh toàn cầu mới – nơi mà sự lựa chọn và dịch vụ khách hàng không chỉ đơn giản là ưu tiên mà còn là tiềm năng tạo nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại trong một thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Cùng tìm hiểu về ngành Công nghệ may trong bài viết sau đây nhé.

Ngành công nghiệp may mặc hiện nay sử dụng hàng triệu lao động trên khắp thế giới và tạo ra lợi nhuận khổng lồ mỗi năm. Theo đó, ngành công nghiệp này tuân theo những mong muốn, nhu cầu và xu hướng thời trang đa dạng của người tiêu dùng trên khắp thế giới.

Công nghiệp may mặc sử dụng hàng triệu lao động trên khắp thế giới và tạo ra lợi nhuận được tính bằng tỷ Euro.

Công nghiệp may mặc sử dụng hàng triệu lao động trên khắp thế giới và tạo ra lợi nhuận được tính bằng tỷ Euro. Nguồn ảnh: Internet

Ngành Công nghệ may là gì?

Công nghệ may là ngành, lĩnh vực chuyên sâu về may mặc để thỏa mãn nhu cầu thời trang, may mặc của con người. Thông qua dây chuyền sản xuất công nghiệp hiện đại, công nghệ may tạo nên những sản phẩm may mặc, quần áo, thời trang đa dạng đạt yêu về chất lượng và thẩm mỹ.

Công nghệ may tạo nên những sản phẩm may mặc đa dạng thông qua quy trình sản xuất chuyên nghiệp và dây chuyền sản xuất công nghiệp hiện đại.

Công nghệ may tạo nên những sản phẩm may mặc đa dạng thông qua quy trình sản xuất chuyên nghiệp và dây chuyền sản xuất công nghiệp hiện đại. Nguồn ảnh: Internet

Hiện nay ngành Công nghệ may cũng là một trong những ngành chủ lực có đóng góp lớn cho tăng trưởng xuất khẩu của nước ta, giúp phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu may mặc và tạo cơ hội việc làm cho hàng trăm nghìn người cũng như thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

Những trường nào đào tạo ngành Công nghệ may ở Việt Nam?

Bạn quan tâm đến ngành học Công nghệ may nhưng không biết học ở đâu và có những trường nào đào tạo? Dưới đây là danh sách một số trường đào tạo ngành công nghệ may ở Việt Nam:

Khu vực phía Bắc:

1. Trường ĐHBK – Hà Nội

2. Trường ĐH Công nghiệp – Hà Nội

3. Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

4. Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội

5. Đại học SP Nghệ thuật TW Hà Nội

Khu vực phía Nam:

6. Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật – Vinatex TP.HCM

7. Đại học Công nghiệp TP.HCM

8. Đại học Bách Khoa TP.HCM

9. Cao đẳng Công thương TP.HCM

10. Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

Học ngành Công nghệ may ra trường làm gì?

Là một lĩnh vực không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của con người. Học ngành Công nghệ may ra trường bạn có nhiều lựa chọn công việc tại các phòng ban trong doanh nghiệp, tập đoàn may mặc, xưởng may như:

1. Thiết kế mẫu rậpPattern Maker, thiết kế thời trang tại Phòng mẫu Sample Room, Phòng thiết kế, Phòng kỹ thuật nghiên cứu mẫu, phát triển mẫu

Pattern Making đòi hỏi độ chính xác cao về mặt kỹ thuật, “độ nhạy” trong các chi tiết thiết kế và kiến thức thực tế trong ngành dệt may.

Pattern Making đòi hỏi độ chính xác cao về mặt kỹ thuật, “độ nhạy” trong các chi tiết thiết kế và kiến thức thực tế trong ngành dệt may. Nguồn ảnh: sourcemygarments

2. Quản lý đơn hàng – Merchandiser: Hiểu về quy trình sản xuất dệt may, điều phối giám sát đơn hàng từ khi là nguyên liệu thô cho đến công đoạn hoàn thành sản phẩm.

3. Quản lý chất lượng QA QC: Giám sát chất lượng sản phẩm may mặc trong giai đoạn tiền sản xuất, trong quá trình xuất cho đến khi thành phẩm.

4. Quản lý sản xuất, Giám sát quy trình sản xuất, Tổ trưởng chuyền may, Quản đốc phân xưởng:

Những vị trí ở cấp quản lý đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm làm việc từ 3 năm trở lên, có kiến thức và hiểu biết về quy trình sản xuất may mặc công nghiệp. Công nghiệp sản xuất may mặc là một trong những ngành khó quản lý nhất do quy trình sản xuất nhiều công đoạn và đòi hỏi độ chính xác cao, chỉ cần nhầm lẫn ở một khâu nào đó có thể gây ra ảnh hưởng tổn thất lớn do các sản phẩm được sản xuất hàng loạt.

5. Xây dựng thương hiệu, mở tiệm may hay xưởng may riêng:

Có kiến thức và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực may mặc cùng với thực tế là nhu cầu may mặc ngày càng tăng cao, bạn có thể xây dựng thương hiệu riêng, mở xưởng may, tiệm may để tự chủ kinh doanh.

Liên hệ đơn vị tư vấn tuyển dụng nhân sự cấp cao ngành Công nghệ may

Với đội ngũ chuyên viên được đào tạo chuyên nghiệp, hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực ngành nghề có thể thực hiện tốt các dịch vụ tư vấn của Advisewise, đặc biệt là dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp Trung/ Cao chuyên biệt trong ngành may, sẽ giúp ứng viên có cơ hội đến gần hơn với những vị trí tuyển dụng hấp dẫn như: R&D Manager, QA QC, Merchandiser, Quản lý sản xuất,  Fashion Designer, Pattern Marking …

Nếu bạn là ứng viên, bạn đang mong muốn có một công việc tốt hơn, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Advisewise Consulting Group 

Địa chỉ: Tầng 14, Tòa nhà Nam Cường, Km4 đường Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội 

Hotline: 024- 3204 7050/ 024- 3204 7051

Email: contact@advisewise.com.vn

Website: https://www.advisewise.com.vn

Fanpage: AdvisewiseFanpage