Hong Can   July 15, 2020

Có thể thấy rằng các nhà lãnh đạo thành công đều sở hữu khả năng tạo ảnh hưởng. John C. Maxwell – Chuyên gia huấn luyện Lãnh đạo hàng đầu thế giới, người đã viết 82 cuốn sách truyền cảm hứng, bán 31 triệu bản trên toàn thế giới nhấn mạnh: “Leadership is influence, nothing more – nothing less” – nghĩa là “Lãnh đạo là tạo ảnh hưởng, không hơn – không kém”. 

Có rất nhiều yếu tố tạo nên một nhà lãnh đạo tài giỏi trong đó không thể không nhắc đến khả năng tạo ảnh hưởng- một kỹ năng quan trọng mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng mong muốn có được.

Các nhà lãnh đạo thành công đều sở hữu khả năng tạo ảnh hưởng.

Các nhà lãnh đạo thành công đều sở hữu khả năng tạo ảnh hưởng. Nguồn ảnh: jackslavinski.com

Khả năng dẫn dắt người khác 

Theo kiểu quản lý từ xưa các lãnh đạo cũ thường dùng chức vụ và quyền lực của mình để chỉ huy, yêu cầu người khác phải tuân thủ và thực hiện theo chỉ thị của mình. Đến nay trải qua nhiều thời gian đúc kết, người ta mới hiểu rằng tầm cao nhất của quyền lực chính là dẫn dắt bằng ảnh hưởng. Càng áp đặt, càng ép buộc lại càng dễ bị phản kháng bởi người khác.

>>> Xem thêm: Mức thu nhập nhân sự cấp cao có hấp dẫn?

Để đội ngũ nhân viên tự nguyện đi theo 

Ảnh hưởng của lãnh đạo lên đội ngũ nhân viên sẽ theo 2 chiều hướng: tiêu cực hoặc tích cực. Ví dụ như lãnh đạo ảnh hưởng tích cực đến đội ngũ nhân viên của mình thông qua niềm đam mê, nhiệt huyết, năng lượng lạc quan hơn là tập trung vào những gì ngoài tầm kiểm soát của họ. Khi đội ngũ nhân viên nhìn thấy sự nỗ lực liên tục của lãnh đạo, cố gắng không ngừng nâng cao giá trị công ty đối với khách hàng và cộng đồng, tâm phục khẩu phục phẩm chất và năng lực của lãnh đạo họ sẽ tự nguyện tham gia, làm theo hoạt động, ý tưởng và mong muốn của cấp trên.

Càng áp đặt, càng ép buộc lại càng dễ bị phản kháng bởi người khác.

Càng áp đặt, càng ép buộc lại càng dễ bị phản kháng bởi người khác. Nguồn ảnh: etechgs.com

Xây dựng các mối quan hệ

Khả năng gắn kết mọi người: Một nhà lãnh đạo khôn ngoan sẽ biết cách hòa mình vào tập thể xây dựng một cộng đồng thoải mái gắn kết tự do phát triển năng lực bản thân, các thành viên trong công ty yên tâm cống hiến.

Kỹ năng quản trị bản thân và các điểm mạnh về tính cách

Có thể thấy được rằng một nhà lãnh đạo giỏi sẽ có những đóng góp đáng kể vào thành tích đạt được của công ty. Nói một cách khác nữa, một lãnh đạo nên có kỹ năng quản trị và điểm mạnh phẩm chất vượt trội để có thể truyền cảm hứng cho nhân viên đạt được mục tiêu của tổ chức.

Trung thực – Bao dung và Nguyên tắc

Làm lãnh đạo thì cần trung thực, giữ chữ tín và đã hứa thì phải thực hiện thì mới gây dựng được uy tín cho khách hàng và nhân viên. 

Ví dụ như trong giai đoạn công ty gặp khó khăn, để khuyến khích phát triển kinh doanh và tạo động lực cho những nhân viên gắn bó với công ty, lãnh đạo đã đưa ra các mức thưởng cho nhân viên. Nhưng sau khi tổng kết cuối năm lại thấy nhiều nhân viên đạt được kết quả đề ra, mức thưởng quá nhiều nên đã rút lại, không thực hiện như cam kết. Điều này gây tổn hại rất lớn đến uy tín của cấp trên đối với nhân viên.

>>> Xem thêm: Thế nào là nhân sự cấp cao?

Công bằng và công minh

Để đối xử với các nhân viên công bằng thật sự là việc không dễ dàng. Con người ai cũng có những cảm xúc cá nhân và đôi khi nó chi phối đến hành động của chúng ta. Tuy nhiên, khi liên quan đến đề bạt, tăng lương hay khen thưởng cần dựa trên những tiêu chí rõ ràng để đánh giá, tránh để cảm xúc cá nhân xen vào.

Có những cá nhân ở ngay sát lãnh đạo, kết quả công việc hiển thị rõ ràng nhưng cũng có những người âm thầm cống hiến hay những người nói 1 làm 10…

Một trong những điều quan trọng góp phần tạo nên ảnh hưởng tích cực của lãnh đạo đó chính là nhìn nhận đúng đắn về đóng góp của nhân viên, sau mỗi thương vụ thành công đều công nhận có sự đóng góp của họ. Trong khi đó có những lãnh đạo thì chỉ cho rằng thành công đó là của mình, nhân viên chỉ là thứ yếu hay chỉ là kẻ giúp việc. Lãnh đạo có tầm ảnh hưởng sẽ là người không bao giờ tranh công với nhân viên từ đó mà càng gây dựng được tín nhiệm nhiều hơn.

Dân chủ không chuyên quyền

Nếu một người theo mô hình chuyên quyền thì các thành viên trong nhóm của họ sẽ không có bất kỳ cơ hội nào để đưa ra đề xuất trong công việc. 

Lãnh đạo chuyên quyền sẽ thiếu giao tiếp kết nối với nhân viên gây những tác động xấu đến mối quan hệ giữa nhà quản lý và cấp dưới. 

Bên cạnh đó lãnh đạo cần phải biết lắng nghe, tôn trọng nhân viên, để họ được phép nói đưa ra đề xuất của mình. Việc chuyên quyền, áp đặt không để nhân viên phát biểu đưa ra ý kiến một cách tự nhiên sẽ gây ra nhiều bức xúc mà họ sẽ không bao giờ nói cho mình biết.

Bạn là kiểu lãnh đạo nào? Bạn có phải là nhà lãnh đạo tạo ảnh hưởng không?

Thu Hồng

Tổng hợp

Liên hệ đơn vị tư vấn tuyển dụng việc làm quản lý cấp cao ngành dệt may và da giày

Với đội ngũ chuyên viên được đào tạo chuyên nghiệp, hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực ngành nghề có thể thực hiện tốt các dịch vụ tư vấn của Advisewise, đặc biệt là dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp Trung/Cao chuyên biệt trong ngành may, sẽ giúp ứng viên có cơ hội đến gần hơn với những vị trí tuyển dụng hấp dẫn như: R&D Manager, QA QC, Merchandiser, Quản lý sản xuất,  Fashion Designer, Pattern Marking …

Nếu bạn là ứng viên, bạn đang mong muốn có một công việc tốt hơn, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:

 

Advisewise Consulting Group

Địa chỉ: Tầng 14, Tòa nhà Nam Cường Building, Km4 đường Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội 

Hotline: 024 3204 7050

Email: contact@advisewise.com.vn

Website: https://www.advisewise.com.vn/

Fanpage: AdvisewiseFanpage